Doanh nghiệp ngành vệ sinh công nghiệp chia sẽ cách làm sạch

Một số thông tin giới thiệu về hiệp hội vệ sinh công nghiệp Việt Nam

Hiệp hội vệ sinh công nghiệp Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam Cleaning Association (VCA) được thành lập theo quyết định số 1910 năm 2014 của Ban tổ chức chính phủ  ( Nay là Bộ Nội Vụ)

Một số thông tin giới thiệu về hiệp hội vệ sinh công nghiệp Việt Nam: Hiệp hội vệ sinh công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ có vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp với cơ quan nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác và xây dựng ngành vệ sinh công nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Các thành viên của hiệp hội tham gia với tư cách tự nguyện và không ép buộc. Kể từ khi ra đời, Hiệp hội vệ sinh công nghiệp Việt Nam đã thực sự trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những người tham gia vào lĩnh vực dịch vụ này, góp phần xây dựng vệ sinh công nghiệp trở thành một ngành nghề chính thức không chỉ về mặt pháp luật mà còn về định kiến của xã hội.

Hiệp hội góp phần lớn trong việc cải thiện chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người lao động, cải thiện định kiến xã hội về những người làm công việc này đồng thời tạo công ăn việc làm cho những người lao động tự do, có trình độ văn hóa thấp, …

Doanh nghiệp vệ sinh công nghiệp chuyển từ “bới cái để ăn” sang “chọn cái để làm”

Ngày 20/6, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Vệ sinh công nghiệp (VSCN) Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 2.
doanh nghiep ve sinh cong nghiep chuyen tu boi cai de an sang chon cai de lam
Tọa đàm những khó khăn của doanh nghiệp VSCN Việt Nam

Sau gần 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, cộng đồng doanh nghiệp lĩnh vực VSCN đã trở thành ngôi nhà chung của gần 900 doanh nghiệp là các công ty vệ sinh, các nhà cung cấp dịch vụ VSCN trong cả nước.

Ông Đinh Chí Thành – Phó Chủ tịch hiệp hội cho biết, doanh nghiệp VSCN đang nỗ lực chung tay để xây dựng VSCN trở thành một ngành nghề chính thức không chỉ về mặt pháp lý mà còn về mặt định kiến xã hội, chứng minh rằng VSCN là ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay nghề cao. Lĩnh vực này ở Việt Nam tuy còn mới nhưng đã góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động, giúp người lao động nâng cao chất lượng công việc và cải thiện cuộc sống, nhất là những lao động tự do, công nhân lớn tuổi, những người không đủ sức khỏe để có thể làm việc với cường độ cao trong các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là lao động nữ.

Xu hướng phát triển và trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp VSCN thế giới hiện đang bỏ xa Việt Nam. Ví dụ như Thái Lan, quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á, hiện nay, hơn 95% doanh nghiệp ở nước này sử dụng các dịch vụ VSCN để vệ sinh nơi làm việc. Ở nước ta, đây là một loại hình lao động tương đối mới, và mới chỉ phát triển nhanh, mạnh trong một vài năm gần đây, chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi có tập trung nhiều cao ốc, văn phòng như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hoặc nơi có nhiều khu công nghiệp, nhà máy như Bình Dương, Đồng Nai, TP. Đà Nẵng. Tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê, các doanh nghiệp VSCN tại đây mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% dung lượng vệ sinh của thị trường. Dù thị trường tiềm năng còn rất lớn, nhưng thực tế các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu còn ở trong giai đoạn “tìm việc để ăn”.

“Doanh nghiệp Việt Nam chúng ta quen tự làm mọi việc, nhất là những việc phụ trợ như vệ sinh nơi làm việc lại càng qua loa. 65% doanh nghiệp, công ty hiện vẫn đang thực hiện lao động thủ công, nghĩa là họ thuê 1 vài nhân công lao động phụ trách vệ sinh, quét dọn, hoặc cho người lao động tại công ty tự tổ chức lao động, hoặc cũng có công ty đầu tư thiết bị để làm nhưng không bài bản, người sử dụng thiết bị thiếu những kỹ năng cần thiết”, ông Đinh Chí Thành chia sẻ.

doanh nghiep ve sinh cong nghiep chuyen tu boi cai de an sang chon cai de lam
Hiệp hội VSCN trao quà cho Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng

Ông Trần Quang Đức (Thành Viên trong ngành) cha sẽ thêm, dù là một lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, một ngành lao động mới, tuy nhiên, dư địa để phát triển VSCN ở Việt Nam là rất lớn, các tòa nhà cao tầng càng mọc lên thì VSCN càng phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp VSCN Việt Nam ngày một được chuẩn hóa. “Dù những doanh nghiệp ngành vệ sinh công nghiệp Việt Nam chúng tôi đang đối mặt với nhiều vấn đề như kỹ năng người lao động, chi phí đổi mới công nghệ thiết bị… Nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp từ bên ngoài( Công ty Nước ngoài, Nhật, Hàn..). Tuy vậy, chúng tôi sẽ đoàn kết cùng nhau nỗ lực khẳng định chỗ đứng của VSCN. Mục tiêu hướng tới của chúng tôi sẽ chuyển từ “bới việc để ăn” sang “chọn việc để làm””, ông Trần Quang Đức  nói.

Tại buổi lễ, hiệp hội đã tổ chức kết nạp thành viên mới và bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2018-2020.

 

 

 

 

0938228117